Thực hiện Quyết định số 918/QĐ-UBND ngày 03/8/2022 của UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt Chương trình “ Công bố tài liệu lưu trữ quốc gia phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền đất nước, của tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2022 - 2030”.
Nhằm gìn giữ, kéo dài tuổi thọ của tài liệu lưu trữ, phục vụ nhu cầu nghiên cứu, sử dụng tài liệu của các tổ chức, cá nhân và công tác công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ, trong năm 2023, Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Phú Yên đã ban hành Kế hoạch và tiến hành bồi nền tài liệu giấy bằng phương pháp thủ công. Kết quả đã thực hiện bồi nền được 8500 trang tài liệu phông UBND tỉnh Phú Yên giai đoạn 1989-1991.
Việc lựa chọn, thực hiện bồi nền tài liệu giấy bằng phương pháp thủ công thực hiện theo Thông tư số 12/2014/TT-BNV ngày 28/10/2014 của Bộ Nội vụ Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật bồi nền tài liệu giấy bằng phương pháp thủ công; Hướng dẫn số 923/HD-VTLTNN ngày 24/9/2015 của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.
Tài liệu lựa chọn để bồi nền là những tài liệu có giá trị lịch sử, có tình trạng vật lý kém, bị giòn, mủn, nát…
Tài liệu trước khi bồi nền có tình trạng vật lý kém
Trung tâm đã thực hiện các kỹ năng, kỹ thuật về nghiệp vụ bồi nền tài liệu lưu trữ nền giấy bằng phương pháp thủ công.
Từng khâu nghiệp vụ tiến hành bồi nền được thực hiện một cách tỉ mỉ, đúng nguyên tắc bảo quản tài liệu về mặt kỹ thuật, đảm bảo tính nguyên trạng của tài liệu, đảm bảo an toàn tuyệt đối, không làm hư hỏng, thất lạc tài liệu.
Viên chức thực hiện các khâu nghiệp vụ bồi nền tài liệu
Tài liệu sau khi bồi nền phải được phơi trong vị trí khô ráo, có ánh sáng, tránh gió lùa để đảm bảo tài liệu không bị bẩn, không bị xáo trộn.
Phơi tài liệu
Tài liệu sau khi phơi khô được xén mép (lề), sắp xếp theo trật tự ban đầu theo từng hồ sơ.
Tài liệu sau khi bồi nền
T.H: Đức Tùng, Phước Tâm
(Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Phú Yên)
Bình luận bài viết